Hàng thông trăm tuổi là điểm đến nổi tiếng ở Gia Lai.
14h: Check-in núi lửa Chư Đăng Ya
Địa điểm này nằm cách thành phố Pleiku 30 km về hướng đông bắc, thuộc địa bàn xã cùng tên, huyện Chư Păh. Theo những người Jarai đang sinh sống ở làng Ia Gri dưới chân núi, Chư Đăng Ya dịch theo tiếng địa phương có nghĩa là "Củ gừng dại".
Đây là một ngọn núi lửa đã chết, có niên đại hàng triệu năm và đã ngừng phun dung nham từ lâu. Ngọn núi có hình phễu khổng lồ, giống một lòng chảo.
Vào mùa hoa dã quỳ, đây là nơi check-in thu hút khách du lịch tới chụp hình. Vào mùa mưa, việc đi lại khá khó khăn. Bạn có thể nhờ người dân địa phương dẫn đi với phí là 50.000 đồng.
![]() |
Đến Gia Lai, bạn có thể ghé thăm núi lửa Chư Đăng Ya. |
15h30: Đến Biển Hồ chè Gia Lai
Biển Hồ chè Gia Lai nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 13 km, thuộc địa phận huyện Chư Pah. Nơi đây là sự kết hợp giữa những ngọn đồi cây cối xanh mát, những nương chè được trồng ngay hàng thẳng lối và cả những con đường đất đỏ chạy dài vô tận.
16h30: Mình đến Biển Hồ Pleiku. Biển Hồ còn được người bản địa gọi là Ia Nueng hoặc hồ T’nưng. Đây là hồ nước ngọt nằm cách thành phố Pleiku 7 km về phía tây bắc, có độ cao khoảng 800 m so với mực nước biển. Biển Hồ được ví như viên ngọc bích giữa núi rừng Tây Nguyên.
5h: Ngắm bình minh trên đồi chè và hàng thông trăm tuổi
8h: Ăn sáng, check-out khách sạn và di chuyển đến Kon Tum
Bí kíp bỏ túi
Phương tiện di chuyển
Xe khách: Mua vé xe giường nằm tuyến TP.HCM - Gia Lai xuất phát vào buổi tối, đến Pleiku sau 8 tiếng
Máy bay: Đây là cách đi tới Pleiku nhanh nhất nhưng tốn kém hơn những cách di chuyển khác
Đồi chè là nơi cho du khách những tấm hình check-in xanh mát. |
Xe máy: Dành cho những du khách muốn khám phá Pleiku tự túc. Bạn có thể chủ động lịch trình khi di chuyển bằng xe máy. Từ TP.HCM, bạn di chuyển theo cung đường: Thị xã Tân Uyên - Bình Dương - Bình Phước - Thị xã Đồng Xoài - quốc lộ 14 - Buôn Ma Thuột - thị xã Buôn Hồ - Pleiku. Quãng đường dài chừng 500 km
Thời gian thích hợp đi Gia Lai
Bạn nên đi vào mùa khô, cụ thể là dịp cuối năm từ tháng 11 đến tháng 12. Đây là mùa hoa dã quỳ nhuộm vàng trên khắp nẻo đường và cũng là mùa lúa chín, thời điểm nhiều lễ hội diễn ra. Du khách cũng có thể đến Gia lai vào cuối tháng 2, tháng 3 để chiêm ngưỡng mùa hoa cà phê nở trắng khắp trời Tây Nguyên.
Ngoài Angkor Wat hay Vịnh Hạ Long, Đông Nam Á còn rất nhiều điểm đến đẹp và hấp dẫn để bạn khám phá. Hãy cũng tìm hiểu những điểm đến tuyệt vời này nằm ở đâu nhé!
" alt=""/>Kinh nghiệm du lịch phố núi Gia Lai đầy đủ, chi tiết nhấtCuộc sống tựa thiên đường trên thảo nguyên Mộc Châu
Những cô bò sữa tự do dạo chơi trên thảo nguyên đã trở thành hình ảnh đặc trưng của Mộc Châu, nơi có độ cao trung bình 1.050m so với mực nước biển. Quanh năm, đàn bò ở đây được tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ với độ ẩm trung bình 85% lý tưởng, nhiệt độ luôn trong khoảng 18 - 20 độ C.
Không chỉ “tung tăng dạo chơi” trên những cánh đồng cỏ xanh rì, những cô bò tại Mộc Châu còn được phục vụ chế độ dinh dưỡng “vàng” với những món ăn hảo hạng như: cỏ tươi giàu dinh dưỡng, cỏ khô Alfafa Mỹ, thức ăn TMR cân bằng dinh dưỡng và nước uống tinh khiết từ đầu nguồn. Trong đó, những loại cỏ tươi như: cỏ Mombasa, cỏ voi, cỏ Signal, cỏ yến mạch dùng làm thức ăn thô xanh cho bò được người nông dân trồng từ hạt giống chất lượng cao, không biến đổi gen, không phun thuốc trừ sâu.
![]() |
Thảo nguyên Mộc Châu 4 mùa mát mẻ là môi trường sống lý tưởng của đàn bò sữa |
Đàn bò Mộc Châu được chăm sóc kỹ lưỡng bởi những người nông dân lành nghề. Những người nông dân ở đây xem đàn bò sữa như các thành viên trong gia đình và tin rằng: một khi đàn bò hạnh phúc sẽ cho dòng sữa mát lành, chất lượng.
Tại Mộc Châu, người nông dân lựa chọn mô hình chăn nuôi nông hộ ở quy mô nhỏ, mỗi nông hộ chỉ nuôi từ 50 - 200 con nhằm đảm bảo đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật và quản lý chất lượng sữa. Đây cũng chính là hướng phát triển chăn nuôi bò sữa mà các nước phát triển như Úc, Mỹ, Nhật Bản… đang áp dụng. Chính vì thế, người nông dân có thể quan tâm tới tình trạng sức khỏe, kể cả thói quen, tính cách của từng cô bò.
Trải qua hơn 62 năm, hàng nghìn hộ nông dân đã phát triển chăn nuôi bò sữa trở thành nghề truyền thống trên thảo nguyên Mộc Châu. Họ không ngừng học hỏi và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến rên thế giới để đảm bảo mang đến cuộc sống thoải mái nhất cho đàn bò.
Đưa dòng sữa mát lành đến gia đình Việt
Hiểu được tâm huyết của người nông dân Mộc Châu đặt vào đàn bò, chăm chút cho dòng sữa, Mộc Châu Milk đã đồng hành với gần 600 nông hộ, hỗ trợ người nông dân trong mọi khâu để tiếp nối sứ mệnh đưa từng ly sữa mát lành, chất lượng cao đến gần với gia đình Việt.
Để đảm bảo nguồn sữa giữ trọn sự tươi ngon, 100% tự nhiên từ những cô bò hạnh phúc nơi “thiên đường bò sữa”, Mộc Châu Milk đã đặt nhiều điểm thu mua sữa tươi cách các nông hộ không quá 2 km. Theo đó, đều đặn 2 lần/ngày, sữa tươi được lấy từ các trang trại sẽ được vận chuyển đến điểm trạm thu sữa và bảo quản lạnh cho tới khi chuyển đến nhà máy.
![]() |
Quá trình sản xuất nghiêm ngặt tại nhà máy giúp chất lượng nguồn nguyên liệu sữa được đảm bảo, giữ trọn dinh dưỡng tự nhiên trong từng hộp sữa |
Tại nhà máy, nguồn nguyên liệu sữa tươi được sản xuất trên dây chuyền tự động theo tiêu chuẩn châu Âu của Tetra Pak (Thụy Điển), đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (ATVSTP) như: tiêu chuẩn về hệ thống quản lý ATVSTP ISO 22000, hệ thống quản lý môi trường 14001-2015. Nhờ đó, các sản phẩm Mộc Châu Milk giữ trọn vẹn hương vị thơm ngon, thuần khiết của sữa tươi nguyên chất.
“Với 100% sữa tươi tự nhiên mát lành từ những cô bò sữa hạnh phúc trên “thiên đường bò sữa”, Mộc Châu Milk tự hào mang những sản phẩm giàu dinh dưỡng, mát lành thơm ngon, là món quà sức khỏe gửi trao tới các gia đình Việt”, đại diện Mộc Châu Milk chia sẻ.
![]() |
Mộc Châu Milk với 100% sữa tươi nguyên chất từ “thiên đường bò sữa” |
Mộc Châu Milk dành tặng khách hàng chương trình khuyến mãi “Mua 12 hộp tặng 1 hộp cùng dung tích”, áp dụng với sản phẩm sữa tươi tiệt trùng và sữa chua uống có dán tem chương trình. Ưu đãi kéo dài đến hết 31/03/2021 tại hệ thống cửa hàng và siêu thị trên toàn quốc. Xem chi tiết chương trình tại website www.mcmilk.com.vn |
Thúy Ngà
" alt=""/>Cuộc sống ‘thiên đường’ của đàn bò sữa ở Mộc ChâuBà Nguyễn Thị Minh Thúy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang (Ảnh: BT).
Chiều 10/12, UBND tỉnh An Giang phối hợp với UBND TPHCM tổ chức họp báo thông tin về những nội dung quan trọng và các chuỗi hoạt động tại sự kiện Mekong Connect năm 2024.
Bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, mong rằng, diễn đàn này sẽ là cơ hội để thực hiện quyết tâm liên kết hợp tác toàn vùng với TPHCM và cả nước, qua đó giới thiệu đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước về tiềm năng, lợi thế theo quy hoạch của tỉnh An Giang được duyệt, thúc đẩy liên kết vùng và sự ủng hộ của Trung ương để đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và toàn vùng nói chung.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, cho biết, Mekong Connect 2024 tập trung vào 3 lĩnh vực trọng yếu, gồm: Kinh tế, thương mại và công nghệ.
Mekong Connect không chỉ là nơi hội tụ các ý tưởng, sáng kiến, mà còn là không gian để các địa phương, doanh nghiệp, chuyên gia và nhà hoạch định chính sách cùng thảo luận, đề xuất các giải pháp thực tiễn nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững cho toàn vùng.
An Giang thu ngân sách 7.270 tỷ đồng trong 11 tháng
Theo bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, 11 tháng năm 2024, An Giang thu ngân sách 7.270 tỷ đồng, đạt 101,01% so với dự toán HĐND tỉnh giao và bằng 105,72% so với năm 2023.
Phó chủ tịch tỉnh An Giang cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh 11 tháng ước tăng 10,41% so với năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa lũy kế 11 tháng ước đạt trên 1,12 tỷ USD, tăng 4,78% so với năm 2023.
Theo bà, tổng doanh thu từ hoạt động du lịch lũy kế đạt 10.100 tỷ đồng và đạt 163% so với kế hoạch cả năm. Các chính sách phục hồi và phát triển kinh tế được tỉnh tập trung thực hiện toàn diện trên các lĩnh vực.
" alt=""/>Mekong Connect 2024 tập trung vào 3 lĩnh vực trọng yếu